Ông Đặng Thanh Tùng, Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước dự và chủ trì hội thảo. Tham dự hội thảo có ông Đỗ Văn Thuận, bà Nguyễn Thị Nga, Phó Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, ông Lê Văn Năng, Giám đốc Trung tâm Lưu trữ quốc gia tài liệu điện tử, các báo cáo viên và gần 300 đại biểu đại diện cho các Bộ, ngành, tổ chức ở trung ương; Sở Nội vụ, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Các cơ sở đào tạo và các nhà khoa học; các đơn vị chức năng và sự nghiệp thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước…
Phát biểu khai mạc Hội thảo ông Đặng Thanh Tùng, Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước đã nhấn mạnh vai trò của chuyển đổi số trong công tác lưu trữ hiện nay.
“Chuyển đổi số là một nhiệm vụ cấp thiết của các cơ quan lưu trữ, là sự phát triển mang tính đột phá để đưa tài liệu lưu trữ lên môi trường số một cách toàn diện, tạo ra một không gian hoạt động hoàn toàn mới. Chuyển đổi số giúp các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thể tiếp cận được những dịch vụ tốt nhất của lưu trữ trong quá trình kết nối, chia sẻ dữ liệu, kết nối quá khứ và hiện tại, xóa nhòa ranh giới về khoảng cách địa lý, thậm chí không gian và thời gian”, ông Tùng cho biết.
Tuy nhiên, Chuyển đổi số cũng đặt ra nhiều thách thức đối với các cơ quan lưu trữ và những người làm công tác lưu trữ như: thay đổi tư duy nhận thức, kiến thức và kỹ năng công nghệ thông tin, kỹ năng tiếp nhận và xử lý thông tin trong môi trường số… và đặc biệt là thách thức trong việc thực hiện nhiệm vụ bảo quản lâu dài và xác thực tài liệu lưu trữ số trong tương lai.
Ông Lê Quang Tùng, Phó Cục trưởng Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin, Ban Cơ yếu Chính phủ trình bày tham luận tại Hội thảo.
Hội thảo đã nhận được 26 báo cáo tham luận, được chia thành 3 phần chính, cụ thể:
Phần 1: Quan điểm chỉ đạo – cơ hội – thách thức gồm 8 báo cáo tham luận: (1) Nghị quyết số 263-NQ/ĐUVTLTNN ngày 16 tháng 11 năm 2022 về Chuyển đổi số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 của Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước của NCS. Đặng Thanh Tùng, Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước; (2) Chuyển đổi số ngành Lưu trữ - Cơ hội, thách thức và một số đề xuất của Ths. Nguyễn Mạnh Tuyền, Vụ Cải cách Hành chính, Bộ Nội vụ; (3) Quan điểm chỉ đạo của Đảng và Chính sách của nhà nước về Chuyển đổi số ngành lưu trữ của Bà Trần Thị Hồng Diệu, Phòng Nghiệp vụ Văn thư - Lưu trữ, Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước; (4) Chuyển đổi số và những yêu cầu đặt ra với công tác lưu trữ (vấn đề quản lý nhà nước, thực hiện nghiệp vụ, con người, công nghệ) của Ths. Lê Văn Năng, Giám đốc Trung tâm Lưu trữ quốc gia tài liệu điện tử; (5) Phân tích đánh giá cơ hội và thách thức đối với công tác lưu trữ trong bối cảnh Chuyển đổi số quốc gia của Ths. Nguyễn Thị Kim Thu, Trung tâm Khoa học và Kỹ thuật Văn thư - Lưu trữ; (6) Chuyển đổi số và những thách thức đối với người làm lưu trữ tại Việt Nam của PGS.TS. Vũ Thị Phụng, Hội Văn thư - Lưu trữ Việt Nam; (7) Chuyển đổi số trong lưu trữ - Một số vấn đề lý luận của TS. Cam Anh Tuấn, Trưởng Khoa Lưu trữ học và Quản trị Văn phòng, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Hà Nội. (8) Chuyển đổi số tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III - Cơ hội và thách thức của ThS. Nguyễn Thị Bích Thủy và ThS. Dương Việt Đức, Trung tâm Lưu trữ quốc gia III; (9) Cơ sở dữ liệu lưu trữ lịch sử - Mỏ vàng đen cần khai thác của Văn phòng Bộ Nội vụ; (10) Chuyển đổi số tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III - Cơ hội và thách thức của ThS. Nguyễn Thị Bích Thủy và ThS. Dương Việt Đức, Trung tâm Lưu trữ quốc gia III.
Phần 2: Thực tiễn gồm 7 báo cáo tham luận: (1) Chuyển đổi số công tác lưu trữ: Góc nhìn từ Trung tâm Lưu trữ quốc gia I của ThS. Trần Thị Mai Hương, Giám đốc Trung tâm Lưu trữ quốc gia I; (2) Số hóa tài liệu lưu trữ phục vụ độc giả hướng tới mục tiêu Chuyển đổi số tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia II của ThS. Phạm Ngọc Hưng, Phó Giám đốc Trung tâm Lưu trữ quốc gia II; (3) Ứng dụng công nghệ số trong Phát huy giá trị tài liệu tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV của ông Nguyễn Xuân Hùng, Giám đốc Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV; (4) Chuyển đổi số công tác lưu trữ tại Bộ Ngoại giao của bà Trần Thái Minh Tâm, Trưởng Phòng Lưu trữ, Bộ Ngoại giao; (5) Chuyển đổi số công tác lưu trữ - Cơ hội và thách thức từ thực tiễn tại thành phố Cần Thơ của bà Ngô Thị Kim Thùy, Giám đốc Trung tâm Lưu trữ lịch sử thành phố Cần Thơ; (6) Một vài kinh nghiệm bước đầu thực hiện Quyết định số 458/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và nhiệm vụ chuyển đổi số tại Lưu trữ lịch sử tỉnh Thái Bình của bà Đồng Thị Thu Huyền, Chi cục Văn thư - Lưu trữ Thái Bình; (7) Thực tiễn triển khai Quyết định số 458/QĐ-TTg tại Lưu trữ lịch sử thành phố Đà Nẵng của ThS. Ngô Lan Anh, Phó Giám đốc Trung tâm Lưu trữ lịch sử thành phố Đà Nẵng.
Phần 3: Giải pháp gồm 10 báo cáo tham luận: (1) Xây dựng Nền tảng Lưu trữ số quốc gia - Bước đầu Chuyển đổi số công tác lưu trữ trên phạm vi toàn quốc của TS. Nguyễn Thị Chinh, Phó Giám đốc Trung tâm Lưu trữ quốc gia tài liệu điện tử; (2) Giải pháp đảm bảo lưu trữ lâu dài hồ sơ, tài liệu có kỹ số của ThS. Nguyễn Anh Tú, Giám đốc Trung tâm hỗ trợ kỹ thuật, Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin, Ban Cơ yếu Chính phủ; (3) Một số giải pháp chuyển đổi số công tác lưu trữ tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương hiện nay của TS. Nguyễn Thị Thanh Hương - Học viện Hành chính Quốc gia - Ths. Hoàng Thị Thanh Thủy - Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Yên Bái; (4) Giải pháp công nghệ Chuyển đổi số công tác lưu trữ và thực hiện lưu trữ số của Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel); (5) Hệ thống quản lý hồ sơ lưu trữ điện tử - VNPT iStorage của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT); (6) Đảm bảo an toàn, bảo mật cho quy trình số hóa các dữ liệu quan trọng của Công ty TNHH MTV 129 - Ban Cơ yếu Chính phủ; (7) Giải pháp phần mềm lưu trữ tài liệu điện tử cho các cơ quan nhà nước của Công ty Cổ phần Tập đoàn Hương Việt (8) Giải pháp lưu trữ và xử lý dữ liệu của Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại và Phát triển FSI; (9) Giới thiệu giải pháp Công nghệ số phục vụ Kho Lưu trữ số của Viện nghiên cứu ứng dụng công nghệ CMC CIST.
Bên cạnh 6 báo cáo tham luận được Ban Tổ chức lựa chọn trình bày, Hội thảo đã nhận được các ý kiến trao đổi, thảo luận của báo cáo viên và đại biểu. Nhìn chung các ý kiến này đã góp phần đã làm rõ mục tiêu, nhiệm vụ, lộ trình Chuyển đổi số công tác lưu trữ; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số; trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm tổ chức thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số lĩnh vực lưu trữ tại các bộ, ngành, địa phương; đánh giá cơ hội và thách thức đối với chuyển đổi số lĩnh vực lưu trữ; bàn các giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số lĩnh vực lưu trữ và thực hiện thành công Quyết định số 458/QĐ-TTg.